Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018


các định nghĩa về XE 2 CẦU VÀ 1 CẦU, XE 4×4 VÀ 4×2, XE 4WD VÀ 2WD

Khi tìm hiểu thông tin để mua một chiếc xe ô tô, chúng ta thường chú ý đến các thông số cơ bản như loại động cơ, công suất, mô-men xoắn, trang bị tiện nghi và an toàn.v.v... Tuy nhiên, có một thông số cũng quan trọng không kém mà chúng ta cần chú ý, đó chính là hệ thống dẫn động của chiếc xe. Trong phạm vi bài viết này chia sẻ với các bạn những gì cơ bản & cụ thể nhất về hệ thống dẫn động trên xe hơi. Từ đó, các bạn có thể cân nhắc và so sánh với nhu cầu công việc, sở thích và điều kiện kinh tế của mình để lựa chọn được chiếc xe phù hợp nhất.

Động cơ chính là nơi sinh ra hai thông số quan trọng nhất tượng trưng cho "sức mạnh" của chiếc xe: công suất và mô-men xoắn. Để có thể truyền sức mạnh này tới các bánh xe và làm cho chúng quay, chiếc xe cần phải có một cơ cấu để dẫn động từ điểm đầu là động cơ cho đến điểm cuối là các bánh xe. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh xe đều nhận được mô-men xoắn một cách đồng thời hoặc một "lượng" như nhau trong cùng một thời điểm. Vấn đề này không hề đơn giản, tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của từng loại xe mà người ta chế tạo ra những phương pháp truyền động khác nhau.
Việc so sánh xe 2 cầu và 1 cầu, xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD,… là khá quan trọng khi đánh giá một chiếc xe. Điều này có thể dẫn đến những quyết định khác nhau khi mua xe

So sánh xe 2 cầu và 1 cầu, xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD
Xe 2 cầu, 1 cầu, cầu trước, cầu sau, dẫn động 2 bánh, 4 bánh, các ký hiệu 4×4, 4×2, 4WD, 2WD,… có ý nghĩa là gì và làm sao để biết xe thuộc loại nào? 
So sánh xe 2 cầu và 1 cầu
Cầu: là một cái trục kim loại dài bằng chiều rộng chiếc xe, 2 đầu trục gắn 2 cái bánh xe. Mỗi chiếc xe hơi tối thiểu cần 2 trục cho 4 bánh, tương đương với 2 cầu. Sau này với các hệ thống treo độc lập như trên đa số các dòng xe du lịch, không cần đến các trục ngang này nữa, nhưng theo thói quen vẫn gọi một cặp bánh xe là một trục. Ví dụ: trên xe Vios, 2 bánh trước là cầu trước, 2 bánh sau là cầu sau.
Trục truyền động (dẫn động) là một bộ phận truyền lực từ động cơ đến các cầu và từ đó đến các bánh xe làm xe chuyển động. Có 3 kiểu truyền động và tương ứng là 1 hay 2 trục truyền động:
1. Truyền động từ động cơ đến cả 4 bánh: cần có 2 trục truyền động.
2. Truyền động đến các bánh sau: cần có 1 trục truyền động.
3. Truyền động đến các bánh trước: cần có 1 trục truyền động.
 Vì vậy có thể so sánh xe 2 cầu và 1 cầu như sau:
Xe 2 cầu: là xe được truyền động đến cả 4 bánh, có 2 trục truyền động.
● Xe 1 cầu: là xe được truyền động đến 2 bánh (2 bánh trước hoặc 2 bánh sau), có 1 trục truyền động.
 Xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD là gì?
Xe 4×4 (hay 4WD – Four-Wheel Drive): Xe có 4 bánh và cả 4 bánh được truyền động. Xe 4WD còn được phân chia làm nhiều loại khác nhau, được trình bày ở phần dưới.
 Xe 4×2 (hay 2WD – Two-Wheel Drive): Xe có 4 bánh và 2 bánh được truyền động. Nếu xe được truyền động đến 2 bánh sau (có 1 trục truyền động) thì gọi là xe truyền động cầu sau, ngược lại (truyền động đến 2 bánh trước) thì gọi là xe truyền động cầu trước.
 Để nhận biết được xe thuộc loại nào thì có các cách sau:
● Nhìn các decan dán trên xe (thường là ở đuôi xe) có các ký hiệu 4×4, 4×2 hoặc 4WD, 2WD.
● Nhìn xuống gầm xe thấy trục nào có trục láp thì đó là cầu chủ động, nếu không có thì là cầu không chủ động. “Trục láp” là bộ phận để truyền chuyển động từ hộp số đến các bánh xe. Các xe dòng sedan ngày nay thường chỉ dẫn động một cầu và thường là cầu trước.
 Các ký hiệu thông dụng khác :
Ngoài các ký hiệu so sánh xe 2 cầu và 1 cầu, một số hãng xe đưa ra thêm các khái niệm đặc biệt để mô tả về cơ cấu truyền động của các dòng xe như sau:
AWD = All-Wheel Drive: Tất cả các bánh xe đều được truyền động và các bánh xe chuyển động với tốc độ như nhau.
FWD = Front-Wheel Drive: Dẫn động cầu trước.
RWD = Rear-Wheel Drive: Dẫn động cầu sau.
Part-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động nhưng khác nhau ở lực truyền, có thể điều chỉnh được lực truyền đến cầu trước hoặc cầu sau. Xe Part-Time 4WD có 2 khoảng tốc độ khác nhau gọi là “Hi” (viết tắt từ High – cao) và “Lo” (viết tắt từ Low – thấp). Hệ thông truyền động này được dùng để thay thế cho 2WD trong trường hợp xe phải chạy trên các bề mặt đường cứng như đường vỉa hè, đường xi măng,… nghĩa là những nơi cần thêm lực kéo và có khả năng hỏng hóc cao.
Full-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động như nhau trong mọi thời điểm và trên mọi loại bề mặt đường. Xe Full-Time 4WD có thể có hoặc không có 2 khoảng tốc độ “Hi” và “Lo”. Hệ thông truyền động này thường có thêm lựa chọn chuyển sang chế độ part-time để khi cần có thể chuyển sang kiểu truyền động 2WD.
Automatic Four-Wheel Drive (A4WD): Hệ thống truyền động có thể tự động chuyển sang chế độ 4WD khi cần. Hệ thống này có bộ phận cảm biến tốc độ giữa các bánh xe để mở/đóng chế độ 4WD.
Shift on the Fly 4WD: Hệ thống truyền động này cho phép người lái tự chuyển từ chế độ 2WD sang 4WD Hi mà không cần phải dừng xe. Hệ thống này có quy định tốc độ giới hạn để thực hiện việc chuyển đổi, thường là dưới 97 km/h.
Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về thế giới xe ô tô vô cùng thú vị và hấp dẫn và đưa ra sự lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu của mình

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Có nên mua xe ô tô trả góp không?


Hình thức bán xe ô tô trả góp đã được các hãng ô tô áp dụng hơn chục năm nay với sự hợp tác từ phía các ngân hàng thương mại. Sự tin tưởng và lựa chọn của người mua xe với hình thức này ngày càng tăng đến nỗi các ngân hàng quốc doanh cũng xắn tay nhảy vào theo, mức độ hấp dẫn của mua xe ô tô trả góp ngày càng cao: lãi suất cạnh tranh, dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng hoàn thiện.
Khi bạn đặt ra câu hỏi "có nên mua xe ô tô trả góp không?" thì tức là bạn có ý định mua xe ô tô thực sự rồi. Bạn đã nghiên cứu và tính đến bước tiếp theo là mua xe như thế nào có lợi cho mình nhất. Nếu tình hình tài chính không cho phép bạn trả đứt chiếc xe thì phương án trả góp sẽ là tối ưu nhất. Tuy vậy, không phải cứ trả góp xe là bạn không đủ tiền, bạn dư sức trả ngay 100% nhưng tiền bạn tính dùng vào việc khác cấp bách hay có lời hơn, chẳng hạn: đầu tư, kinh doanh, cho vay, du lịch, cho con cái học hành....
Với những ai đang có ý định mua xe ô tô Ford trả góp, hãy lưu ý những điểm dưới đây để tránh gặp phải rắc rối về sau cũng như đảm bảo lợi ích cho chính bản thân mình:
Nói một cách đơn giản, mua ô tô trả góp là một hình thức giúp bạn sở hữu một chiếc xe mà chỉ cần phải trả trước 30%, hoặc chỉ khoảng 20% giá trị của xe. Phần còn lại ngân hàng sẽ chi trả trước, bạn sẽ phải thanh toán trong một thời gian khá dài. Thông thường, đại  sẽ là trung gian giữa ngân hàng và người mua.
Lãi suất mua xe ô tô trả góp là bao nhiêu?
Đối với mua ô tô trả góp, khách hàng phải xác định rõ việc phải trả nhiều hơn giá trị ban đầu của chiếc xe, bởi mỗi tháng phải trả thêm một khoản lãi suất. Đó là lý do người mua phải đặc biệt chú trọng về vấn đề này khi lựa chọn hình thức vay mua xe.
Hầu hết các ngân hàng thường cung cấp 2 gói tùy chọn lãi suất:
Lãi cố định trong suốt thời gian vay nhưng tiền lãi hàng tháng phải trả lại tính trên tổng số dư nợ ban đầu.
Ví dụ: Bạn mua chiếc xe với giá 1 tỷ đồng, bạn trả trước 300 triệu đồng (30%) còn vay ngân hàng 700 triệu với lãi suất cố định 9%/năm, hàng tháng bạn sẽ trả một phần tiền gốc cộng với lãi suất tính luôn tính 700% ban đầu.
Ưu điểm của cách này lãi suất không chịu ảnh hưởng và biến động bởi điều chỉnh của ngân hàng. Tuy nhiên, trường hợp này người mua sẽ không được hưởng lợi nếu lãi suất thị trường giảm, đồng thời càng về sau mức lãi suất thực càng tăng lên. Do đó, chỉ những người có thu nhập ổn định mới lựa chọn hình thức vay này.
Hình thức thứ 2 cũng sẽ có lãi suất cố định ban đầu, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh khoảng 3 tháng một lần theo chính sách của từng ngân hàng. Đa phần ngân hàng hiện nay đang áp dụng mức lãi suất từ 12% đến 15%, cao hơn khá nhiều so với hình thức đầu tiên. Nhưng ngược lại, người mua xe sẽ chỉ cần trả một phần tiền cộng với phần lãi suất tính trên dư nợ thực tế. Nhiều khách hàng không để ý sẽ khá bất ngờ và bối rối khi ngân hàng thay đổi lãi suất (thường là tăng lên).
Do đó, tùy vào giá trị của chiếc xe cộng với điều kiện tài chính của bản thân, khách hàng có thể lựa chọn mức vay, từ 10% cho tới 80% giá trị xe, đồng thời lựa chọn hình thức vay thích hợp nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ cũng như biến động của lãi suất.
Chi phí và thủ tục mua xe ô tô Ford trả góp như thế nào?
Để tránh trường hợp bị các nhân viên tính dụng yêu cầu trả tiền môi giới, người mua nên tìm đến các đại lý uy tín, nhờ đại lý giới thiệu ngân hàng và làm trung gian giải quyết các thủ tục. Nhờ đó, khách hàng sẽ có đầy đủ thông tin về hình thức vay, biết rõ hơn về khoản tiền mình sẽ trả theo từng tháng đồng thời tránh được những rắc rối liên quan đến tính pháp lý.
Thủ tục mua xe ô tô trả góp thường có 2 phần giấy tờ chính: Nhóm giấy tờ nhân thân và nhóm giấy tờ chứng mình tài chính, qua đó ngân hàng có thể thẩm định và đưa ra mức cho vay phù hợp với khả năng chi trả trong tương lai của người mua. Kể cả khi người mua thế chấp tài sản khác như nhà cửa hay chính chiếc xe đã mua thì mức vay trả góp cũng khó vượt mức 80% giá trị xe, thời hạn trả tối đa thường 5 năm (60 tháng).
Bên cạnh khoản phí mua xe, người mua còn phải cân nhắc các chi phí khác để thực sự sở hữu được chiếc xe. Các loại phí khác bao gồm: Phí đăng ký xe, chi phí thuế trước bạ, phí đăng kiểm, bảo hiểm xe, phí bảo hiểm với khoản vay ngân hàng cùng một số phí khác tùy theo quy định của ngân hàng cùng tổng giá trị xe. Ngoài ra, khi lựa chọn hình thức vay, người mua cũng cần quan tâm đến chi phí cho xe trong thời gian sử dụng như: phí bảo trì đường bộ, phí bảo dưỡng, phí trông gửi xe hàng tháng… để đảm bảo có đủ điều kiện tài chính chi trả nợ và lãi suất.
          Vấn đề bảo hiểm cũng có thể mang lại nhiều rắc rối cho khách hàng. Thông thường mỗi ngân hàng đều liên kết với các công ty bảo hiểm, do đó bạn cần chọn ngân hàng có uy tín kèm theo đó là những công ty bảo hiểm có thế mạnh. Tốt nhất là nên sử dụng gói bảo hiểm (công ty bảo hiểm) do ngân hàng ủy thác giới thiệu, vì khi xảy ra những rủi ro tai nạn việc làm thủ tục đối với ngân hàng và bảo hiểm đều được ưu tiên giải quyết hơn (đơn giản là ngân hàng lấy chiếc xe làm vật đảm bảo thì phải thúc giục bên bảo hiểm giải quyết nhanh các thủ tục).
Những vấn đề khách hàng dễ gặp nhất khi mua xe trả góp với những đại lý nhỏ, với nhân viên tư vấn không chuyên và thậm chí cả với những ngân hàng bậc trung là: Lãi suất lớn cộng với số tiền phải trả ban đầu cho đại lý xe cao, thủ tục thẩm định kéo dài dẫn tới lâu được nhận xe, không được vay vốn do các điều kiện tài chính của khách hàng không đáp ứng được yêu cầu từ phía ngân hàng, lượng tiền mua bảo biểm (như bảo hiểm thân vỏ)
Kinh nghiệm mua xe ô tô trả góp:
Cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng với ngân hàng, đặc biệt chú ý phần lãi suất, thời gian thay đổi lãi và đặc biệt công thức tính lãi suất khi thay đổi. Các quy định phạt khi trả trước, trả chậm, chỗ nào chưa hiểu cần yêu cầu ngân hàng giải thích rõ để thay đổi hoặc đàm phán lại.
·         Chú ý các loại thuế, phí mà ngân hàng đưa ra, để ý việc ngân hàng sẽ giải ngân theo giấy hẹn hay theo đăng ký gốc của xe.
·         Cần tìm những ngân hàng có thế mạnh trong việc cho vay trả góp mua xe ôtô (thủ tục giải quyết chuyên nghiệp và nhanh gọn hơn, lượng vay lớn, lãi suất ưu đãi hơn,…).
·         Cần lưu ý nguồn thu nhập hàng tháng ổn định của bản thân để chọn hình thức vay trả góp cho phù hợp. Nếu có thể, không nên vay với tỷ lệ quá lớn trên tổng giá trị chiếc xe mong muốn sở hữu. Kèm theo đó là hàng tháng nên chủ động dành ra số tiền nhất định cộng với phần dự phòng khi lãi suất tăng để trả cho ngân hàng đúng hẹn, việc này không những tránh bị phạt trả chậm mà còn góp phần tạo “hồ sơ sạch đẹp” cho những lần vay sau (nếu có).
Những vấn đề khác:
Đại lý, ngân hàng, công ty bảo hiểm thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên đây cũng lại là yếu tố đem lại nhiều rắc rối cho người mua xe. Khi ngân hàng bạn vay tiền có liên kết với một hãng bảo hiểm, tốt nhất bạn nên sử dụng gói bảo hiểm của công ty bảo hiểm mà ngân hàng giới thiệu, vì nếu có xảy ra trường hợp tai nạn hư hỏng gì thì thủ tục giải quyết sẽ đơn giản và đỡ mất thời gian.
Ngoài ra, người mua ô tô trả góp còn gặp phải một số rắc rối như: Lãi suất lớn, số tiền phải trả ban đầu cao, thủ tục thẩm định kéo dài khiến thời gian nhận xe lâu, không được vay do không đủ điều kiện tài chính, chi phí mua bảo hiểm lớn. Chính vì thế, trước khi quyết định mua ô tô trả góp, bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng, chỉ vay trả góp khi nguồn thu nhập tài chính ổn định, cần tính toán số tiền chênh lệch, lãi suất trả góp, tuyệt đối không ký hợp đồng khi chưa rõ bất cứ điều khoản nào. Mua xe ô tô Ford trả góp với lãi suất nào cũng là một hình thức vay tiền để tiêu dùng nên cần có những tính toán cẩn trọng để không gặp rủi ro về tài chính khi sẽ phải trả lãi suất cho khoản tiền vay đó và cả phí dịch vụ mua hàng trả góp.
Liên hệ chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình nhất!
Hotline : 0939484879 - 0934890809

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Phong thủy trong chọn màu xe hợp với tuổi, với mệnh của thân chủ



Theo quan niệm Phương Đông, từ xa xưa con người đã rất tin vào phong thủy, việc chọn hướng nhà có hợp tuổi hợp mệnh hay không sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình sau này. Nếu hợp mạng thì suôn sẻ, tài lộc đầy nhà, gia đình êm ấm, còn nếu không sẽ mất lộc, gia đình lục đục.
Đã từ lâu việc làm nhà , cưới hỏi hay mua sắm đồ đạc dựa vào ngũ hành trở thành một việc quen thuộc. Về mặt tâm linh, những màu sắc hợp với mệnh của chủ nhân sẽ khiến bạn cảm thấy may mắn hơn, tự tin hơn và có tâm lý thoải mái hơn.
Chưa có khoa học nào chứng minh điều trên là đúng hay không nhưng người Việt ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy chẳng việc gì mà ta không chọn 1 chiếc xe ưng ý, hợp màu hợp mệnh giúp chủ xe tự tin khi lái xe trên đường.
Chiếc xe là cả 1 gia tài đối với người Việt Nam ta, lại là người bạn trên đường, liên quan đến an toàn tính mạng. Vì vậy khi mua xe rất nhiều người quan niệm phải chọn màu xe sao cho hợp với tuổi, với mệnh của thân chủ, có như vậy thì chiếc xe vận hành trên đường mới an toàn, suôn sẻ; nếu chẳng may chiếc xe không hợp màu rất có thể sẽ dẫn đến việc chiếc xe vận hành trên đường hay gặp sự số, hay va chạm hay nặng nề hơn là tai nạn, ảnh hưởng đến tính mạng chủ xe.
Đứng trên quan niệm về Phong Thủy, khi chọn màu cho xe theo phong thủy chúng ta phải chắc chắn rằng màu này không xung khắc với màu Ngũ hành tương ứng với tuổi của mình.
Chọn màu Tương sinh sẽ giúp cho chủ xe gặp may mắn, lợi lộc, người lái được thoải mái tự tin. Chiếc xe ít hư hỏng, nếu có sự cố cũng nhẹ nhàng.
Tránh chọn xe có màu Tương khắc với mệnh. Màu tương khắc sẽ khiến sức khỏe sa sút, xe hay trục trặc, hao tốn tiền của, người lái tâm trí bất định, hay nóng giận bực bội…
Nhiều người cho rằng, việc chọn màu xe phù hợp với tuổi sẽ khiến chiếc xe gặp ít trục trặc hơn và người sở hữu sẽ cảm thấy may mắn, an toàn hơn khi tham gia giao thông.
Dưới đây là những kiến thức cơ bản về ngũ hành và màu sắc, cũng những kinh nghiệm chọn màu xe hợp với mệnh của bạn.
 Ngũ hành :
Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tồn tại theo quy luật tương sinh và tương khắc. Quy luật của Ngũ hành hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự nhiên, vì vậy từ khi được biết đến, Ngũ hành luôn thể hiện một sự chính xác cho những người tin vào. Mỗi người sinh ra đều có mệnh của mình theo quy luật xoay vòng của Ngũ hành 2 năm 1 lần, qua đó ứng với quy luật tương sinh tương khắc với mệnh khác.
Trong ngũ hành, tương sinh là vòng tròn phía ngoài, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc. Ứng với tự nhiên là cây khô dễ cháy sinh lửa – lửa đốt mọi vật ra tro, thành đất – đất tạo nên quặng trở thành kim loại – kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng như nước – nước nuôi cây lớn. Vòng tròn tương sinh cũng ứng với sự hỗ trợ, làm tốt lên, tạo sự may mắn, yên ổn.
Tương khắc là những đường bên trong vòng tròn tương sinh, tạo thành hình ngôi sao 5 cánh. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy. Ứng với tự nhiên là nước dập tắt lửa, lửa làm chảy kim loại, kim loại cắt được cây, cây hút chất màu của đất, đất ngăn nước chảy. Tương khắc ngược lại với tương sinh, tức là có thể sẽ gây là những điều không tốt, đối lập.
 Ngũ hành và màu sắc :
Bảng màu cũng có sự chuyển động tương ứng như ngũ hành, và bảng màu cũng rất phù hợp với quy luật của tự nhiên.
Theo đó, Mộc ứng với màu xanh lá cây; Hỏa ứng với màu đỏ, hồng, da cam; Thổ ứng với màu nâu, vàng đậm; Kim ứng với màu vàng sáng, bạc, trắng; Thủy ứng với màu xanh nước biển, đen, tím.
Chọn màu xe theo ngũ hành
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, có nghĩa là việc chọn màu cũng nên chọn theo quy luật tương sinh tương khắc với chủ nhân.
Chọn màu tương sinh với mệnh sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin, may mắn, thoải mái thanh thản. Bản thân màu tương sinh cũng khiến bạn cảm thấy rất phù hợp.
Chọn màu mà mệnh của bạn tương sinh cũng hợp lý, khiến chiếc xe bền hơn và hợp với chủ nhân.
Bạn có thể chọn màu cùng mệnh, nhưng đừng quá lạm dụng. Màu cũng mệnh sẽ khiến bạn yên ổn và an toàn nhưng nếu nhiều màu cùng mệnh quá sẽ sinh ra dư thừa, phản tác dụng.
Cần tránh những màu tương khắc với mệnh của bạn. Những màu tương khắc sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, tâm trí bất định, mất tập trung, hay bực bội nóng giận, dễ gặp tai nạn hơn nếu lái xe, có thể bị thương tật.
Bạn cũng không nên lạm dụng những màu mà mệnh của bạn khắc, hay còn gọi là khắc xuất. Những màu ấy tuy không ảnh hưởng đến bạn nhưng sẽ khiến chiếc xe của bạn không ổn định, hay hỏng hóc khó sửa chữa và khó giữ chiếc xe lâu dài.
 Kinh nghiệm chọn màu xe :
Người mệnh Hỏa nên chọn xe màu xanh lá cây. Có thể chọn xe màu da cam, đỏ, hồng cùng mệnh. Nếu bạn cảm thấy một chiếc xe màu xanh lá cây đôi khi quá nổi bật và không phù hơp, hãy chọn các màu như nâu, vàng đậm, trắng, bạc, vàng sáng. Cần tránh xe màu xanh nước biển, đen.
Người mệnh Thổ nên chọn xe màu đỏ, da cam, hồng. Có thể chọn màu nâu, vàng đậm, vàng nhạt, bạc, trắng. Nên tránh màu xanh lá cây và nhớ đừng lạm dụng màu xanh da trời, đen.
Người mệnh Kim nên chọn xe màu nâu, vàng đậm. Bạn cũng có thể mua xe màu trắng, vàng nhạt, xanh nước biển. Cần cân nhắc khi mua xe màu xanh lá cây và thận trọng với màu đỏ, da cam, hồng.
Người mệnh Thủy nên chọn xe màu trắng, vàng nhạt. Có thể sử dụng màu cùng mệnh như xanh nước biển, đen hay màu xanh lá cây. Bạn cần tránh những màu như nâu, vàng sẫm. Màu đỏ, da cam là màu khắc xuất cũng nên thận trọng khi lựa chọn.
Người mệnh Mộc nên sử dụng xe có màu xanh nước biển, đen, tím. Có thể sử dụng màu xanh lá cây, nâu, đỏ, hồng, da cam và cần tránh các màu kim như bạc, trắng, vàng ánh kim.
Những thông tin chi tiết nêu trên mang tính chất tham khảo cho những Khách hàng có quan tâm đến Ngũ Hành Hợp Mệnh … Đôi khi trong cuộc sống có chút tâm linh cũng đủ tạo nên sự An Tâm cho Quý Khách khi đồng hành cùng chiếc Xe yêu thích
http://fordbinhdinh.net/phong-thuy-trong-chon-mau-xe-hop-voi-tuoi-voi-menh-cua-than-chu.html