Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

Quy trình dịch vụ Ford Quality Care

 Quy trình dịch vụ Ford toàn cầu Quality Care service được áp dụng tại tất cả các đại lý ủy quyền. Hàng năm, Ford tổ chức đánh giá và củng cố việc tuân thủ quy trình tại đại lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất.

quy-trinh-dich-vu-ford-Quality-Care

Dịch Vụ Tiêu Chuẩn Ford Toàn Cầu ( Ford Quality Care )

Quy trình dịch vụ tiêu chuẩn Ford toàn cầu Quality Care được áp dụng tại tất cả các Đại lý ủy quyền.

Hàng năm, Ford tổ chức đánh giá và củng cố việc tuân thủ quy trình tại Đại lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất.

Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng

Chất lượng dịch vụ của Ford đảm bảo niềm đam mê và hứng khởi trên mỗi chặng đường của bạn.

  • Hài lòng khách hàng là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi
  • Quy trình chăm sóc khách hàng theo tiêu chuẩn Ford toàn cầu
  • Hệ thống đánh giá hài lòng khách hàng: CVP và GQRS
  • Năm 2015, Ford Việt Nam đứng vị trí số 1 tại khu vực Ford Châu Á Thái Bình Dương về chất lượng dịch vụ (CVP)
  • Chúng tôi luôn cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất hướng tới sự hài lòng khách hàng cao nhất

Phiếu Kiểm Tra Tình Trạng Xe

Tại các Đại lý ủy quyền của Ford, các kỹ thuật viên luôn ghi lại việc kiểm tra, đo đạc phụ tùng lên phiếu kiểm tra xe và đánh dấu theo màu các trạng thái.

Thẻ kiểm tra như 1 bản tóm tắt thông tin nhanh về tình trạng xe.

Việc này giúp khách hàng biết rõ tình trạng các phụ tùng trên xe, kiểm soát và đưa ra các quyết định phù hợp.

Đại lý Dana Ford Bình Định là đại lý ủy Quyền của Ford Việt Nam

Hotline : 0939484879 – 0934890809 Ms Ngọc Nga

MIỄN PHÍ KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI BẰNG MÁY TỰ ĐỘNG 3D

 MIỄN PHÍ KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI (GÓC ĐẶT BÁNH XE) BẲNG MÁY TỰ ĐỘNG 3D.

Đặc biệt, từ 15/02 đến 28/02/2023

Chương trình áp dụng xe các xe đi trên 50.000km hoặc sử dụng trên 03 năm.

Liên hệ tư vấn 02563546555

Hotline Kinh Doanh : 0939484879 – 0934890809

MIỄN PHÍ KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI

Cân chỉnh hệ thống lái là cách gọi phổ biến hiện nay, tên gọi chính xác theo kỹ thuật là “Cân chỉnh góc đặt bánh xe”. Đây là nội dung chăm sóc xe không còn xa lạ đối với người sử dụng xe ô tô. Việc cân chỉnh góc đặt bánh xe định kỳ mang đến nhiều lợi ích:

  • Kéo dài tuổi thọ hệ thống lốp
  • Cảm giác lái thoải mái, nhẹ nhàng
  • Đặc biệt giúp người sử dụng lái xe có một hành trình an toàn.

Chính vì hiệu quả an toàn cho khách hàng chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên chú ý thường xuyên kiểm tra định kỳ hệ thống lái và cân chỉnh góc đặt bánh xe.

Ngoài ra, chủ xe cần đưa xe đi kiểm tra và cân chỉnh thước lái khi phát hiện một số dấu hiệu bất thường sau:

  • Mặt lốp mòn không đều
  • Vô lăng đánh lái không chuẩn và thường xuyên bị lệch khi đi đường thẳng
  • Vô lăng rung lắc và trả lái chậm
  • Xe bị sụp ổ gà, ổ voi hoặc va vào lề đường cao
  • Góc camber, góc toe và góc caster bị lệch

Quý Khách có thể xem thêm tại https://fordbinhdinh.net/vi-sao-can-can-chinh-thuoc-lai-thuong-xuyen/

Hệ thống treo trên ô tô

 Hệ thống treo trên ô tô cũng có 3 nhiệm vụ chính, nhiệm vụ đầu tiên là giúp ta ra dao động êm dịu phù hợp với não người khi có đi qua cung đường xấu và đi qua vật thể. Nhiệm vụ thứ 2 đó chính là dập tắt nhanh dao động tạo sự ổn định cho ô tô và cuối cùng là hướng lực truyền động ở truyền lực chính đến cầu bị động trên ô tô và tạo sự liên kết của các cầu chuyển động với nhau.

Cấu tạo hệ thống treo ô tô

Hệ thống treo trên ô tô được tạo thành chính bởi 3 bộ phận, bao gồm: bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng (trong đó bộ phận đàn hồi có tính quyết định nhất đến sự êm ái của chiếc xe).

Bộ phận đàn hồi:

Có tác dụng đưa tần số dao động cao của xe về vùng tần số thấp thích hợp với người sử dụng, đảm bảo độ êm ái khi xe di chuyển. Bộ phận này sẽ có tính chất đàn hồi cao hoặc thấp phù hợp với từng nhu cầu sử dụng xe khác nhau.

– Nhíp lá (trên các xe tải và bán tải).

– Lò xo (chủ yếu trên xe con).

– Thanh xoắn (trên xe con).

– Đệm hơi, khí nén (trên các dòng xe cao cấp).

– Cao su (một số xe nhỏ).

cụm nhíp xe ô tô

Lá nhíp xe ô tô thường sử dụng trên các mẫu xe tải hoặc bán tải có khả năng chịu tải trọng lớn.

Bộ phận giảm chấn:

Có tác dụng nhanh chóng dập tắt dao động của bánh xe và thân xe để đảm bảo khả năng bám đường tốt hơn, cũng đồng thời tăng tính êm dịu và ổn định cho người ngồi bên trong. Có 2 loại giảm chấn chính thường được sử dụng là:

– Giảm chấn thủy lực (đa số các xe ô tô hiện nay đều sử dụng loại này)

– Ma sát cơ (chính các lá nhíp trên hệ thống treo cũng đóng 1 phần trong vai trò giảm chấn nhờ ma sát giữa các lá nhíp)

Bộ phận giảm chấn xe ô tô

Bộ phận giảm chấn hệ thống treo xe ô tô .

Bộ phận dẫn hướng:

Có chức năng tiếp nhận, truyền lực và mô-men giữa bánh xe và khung gầm xe, căn cứ theo điều này, hệ thống treo ô tô thường được chia làm 2 loại chính là hệ thống treo độc lập và treo phụ thuộc.

Nếu chỉ xét trong phạm vi cấu tạo thì hệ thống treo xe ô tô mang tính quyết định đến sự êm ái hay khả năng chịu tải của chiếc xe. Nhưng mỗi phân khúc xe khác nhau thì chiều dài cơ sở của chúng cũng khác nhau, và điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự êm dịu của chiếc xe

Các loại hệ thống treo phổ biến trên ô tô hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại hệ thống treo khác nhau. Điều đáng chú ý là mỗi loại hệ thống đều có những đặc trưng riêng. Xét về yếu tố dẫn hướng, có thể chia thành hai loại chính là hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo độc lập

Hệ thống treo độc lập là một bước tiến dài của nền công nghiệp ô tô thế giới. So với hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo độc lập có cấu tạo ngược lại, hai bánh xe tách riêng ra, chuyển động tự do không phụ thuộc bánh còn lại. Trên thị trường hiện nay có bốn loại hệ thống treo độc lập phổ biến là hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép, hệ thống treo đa liên kết và hệ thống treo khí nén.

Hệ thống treo MacPherson

Hệ thống treo này được đặt theo tên của người đã phát minh ra nó – Earle S. MacPherson (1891 – 1960) – một kỹ sư ôtô người Mỹ gốc Scotland. Hệ thống treo này được phát minh vào năm 1946, khi ông là trưởng phụ trách dự án sản xuất xe ôtô trọng lượng nhẹ của Chevrolet. Tuy nhiên, một năm sau đó dự án này bị hủy, ông đầu quân cho Ford và áp dụng hệ thống treo do mình phát minh lần đầu tiên trên chiếc Vedette năm 1949.

Hệ thống treo MacPherson

Hệ thống treo MacPherson.

Hệ thống treo MacPherson cấu tạo cơ bản gồm ba bộ phận: giảm chấn thủy lực, lò xo và cánh tay điều hướng. Hệ thống treo MacPherson thực sự phát triển khi kết cấu khung xe liền khối unibody sử dụng cầu trước ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

MarPherson có thể coi là hệ thống treo độc lập sơ khai và đơn giản nhất. Vì thế, lợi thế lớn nhất của hệ thống treo này là sử dụng ít linh kiện hơn, giúp cho việc sửa chữa bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm hơn. Với việc thường sử dụng cho các bánh trước, hệ thống treo này giúp giảm khối lượng phần đầu xe, giải phóng không gian cho khoang lái. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của MacPherson là bánh xe lắc ngang so với mặt đường. Độ chụm của xe dễ bị lệch hơn và chủ xe cần đi kiểm tra góc đặt bánh xe nhiều hơn. Được trang bị trên Ford Explorer

Hệ thống treo tay đòn kép

Cấu tạo của hệ thống treo này vẫn bao gồm ba bộ phận lò xo, giảm xóc giảm chấn và bộ phận điều hướng. Điểm khác biệt so với hệ thống treo MacPherson là bộ phận điều hướng bao gồm hai thanh dẫn hướng trong đó thanh ở trên thường có chiều dài ngắn hơn. Chính vì vậy, hệ thống treo này có tên gọi là tay đòn kép. Kiểu này được dùng phổ biến ở hệ thống treo trước của xe tải nhỏ, hệ thống treo trước và treo sau ở các xe du lịch.

Hệ thống treo tay đòn kép

Hệ thống treo tay đòn kép.

Ưu điểm của treo tay đòn kép là góc đặt bánh ổn định, giúp cảm giác lái khi xe vào cua tốt hơn, hạn chế lắc ngang, tạo sự linh hoạt trong việc sắp xếp các thành phần như lò xo, giảm chấn, giúp dễ dàng điều chỉnh động học của hệ thống treo. Việc này sẽ giúp chủ xe tối ưu hóa quá trình vận hành tùy vào từng mục đích khác nhau. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự phức tạp trong cấu tạo cũng như sửa chữa, bảo dưỡng sẽ tốn kém hơn

Hệ thống treo đa liên kết

Hệ thống treo đa liên kết là một sự cải tiến của hệ thống treo tay đòn kép. Hệ thống này không chỉ sử dụng một thanh điều hướng như trên MacPherson hay hai thanh điều hướng trên tay đòn kép. Treo đa liên kết dùng tới ba, bốn thậm chí năm thanh điều hướng khác nhau hoặc kết hợp với càng chữ A.

Hệ thống treo đa liên kết.

Hệ thống treo đa liên kết.

Với việc trang bị nhiều thanh điều hướng, việc di chuyển của xe sẽ tốt hơn. Khi vào cua, khi đi đường gồ ghề, đường xấu, hệ thống treo này tỏ rõ sự hiệu quả của mình. Chính vì vậy, đây được xem là giải pháp mà các nhà sản xuất sử dụng trên những chiếc xe dành riêng cho off-road. Ngoài ra, kiểu treo này cũng giúp cho việc can thiệp thay đổi một tham số trong hệ thống treo mà không ảnh hưởng đến toàn bộ tổ hợp. Đây là một sự khác biệt lớn so với hệ thống treo tay đòn kép. Tuy nhiên, cũng chính sự phức tạp của treo đa liên kết mà giá thành để sản xuất khá cao. Việc bảo hành, thay thế sửa chữa cũng sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn.

Hệ thống treo khí nén

Đây là hệ thống treo hiện đại nhất hiện nay, được áp dụng trên những mẫu xe hạng sang. Khác với các hệ thống treo thông thường, cấu tạo của hệ thống treo khí nén phức tạp hơn khá nhiều. Chi tiết quan trọng nhất là bộ phận giảm chấn sử dụng một bầu hơi bằng cao su bên trong chứa khí. Bầu hơi này có thể điều chỉnh áp suất, độ cứng, chiều cao khác nhau tùy vào từng điều kiện đường phố cũng như sở thích của lái xe.

Hệ thống treo khí nén.

Hệ thống treo khí nén.

Ngoài ra, hệ thống treo khí nén còn những bộ phận không kém phần quan trọng khác như cảm biến tốc độ, cảm biến độ cao, bộ điều khiển ECU và một vài chi tiết khác. Thông thường, những chiếc xe sử dụng treo khí nén được cung cấp ba mức điều chỉnh khác nhau tương đương với ba chế độ lái.

Chế độ thể thao: hệ thống treo hạ thấp, cứng hơn giúp xe đi tốt ở tốc độ cao. Ở chế độ bình thường, hệ thống treo được thiết lập ở mức vừa phải, không quá cứng để đi trong phố, đủ mềm để cho cảm giác êm ái nhưng không bồng bềnh. Ngoài ra, chế độ cuối cùng hệ thống treo sẽ được nâng cao, dùng để đi ở những mặt đường xấu hoặc off-road nhẹ trên một số chiếc SUV.

Ưu điểm của hệ thống này là tài xế có thể làm chủ được chiếc xe theo ý muốn, nâng cao cảm giác lái xe và sự an toàn trong quá trình vận hành xe. Với những mẫu xe hạng sang đến siêu sang, treo khí nén còn giúp các nhà sản xuất giảm thiểu dao động của xe. Điều này mang đến một không gian yên tĩnh, cảm giác êm ái dành cho khoang sau, chỗ ngồi dành cho một ông chủ thực sự.

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, hệ thống treo khí nén có chi phí rất đắt đỏ và việc bảo dưỡng sửa chữa rất phức tạp.

Hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo phụ thuộc

Ở hệ thống này, các bánh xe được gắn vào một cầu duy nhất, và các chi tiết treo kết nối cầu với thân xe. Khi chuyển động, hai bánh xe tương tác và phụ thuộc vào nhau. Cũng chính vì điều này nên hệ thống mới có tên gọi là “phụ thuộc”.

Hệ thống này có ít chi tiết, cấu tạo đơn giản với độ bền cao cùng khả năng chịu tải tốt. Thành thử, hệ thống này thường phù hợp với các loại xe tải hay ô tô có cấu tạo khung vỏ rời. Tiêu biểu là Ford Ranger được sử dụng hệ thống này

Loại hệ thống treo này có những đặc tính sau:

  • Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo dưỡng.
  • Có độ cứng vững cao nên có thể chịu được tải nặng.
  • Vì có độ cứng vững cao nên khi xe đivào đường vòng, thân xe ít bị nghiêng.
  • Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ thế mà các bánh xe ít bị mòn.
  • Do chuyển động của bánh xe bên trái và bên phải có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.

Đại lý Ford Bình Định giới thiệu các Hệ thống treo trên xe ô tô cho quý khách hàng nắm rõ thêm thông tin

Mọi chi tiết Xin liên hệ Hotline : 0939484879 – 0934890809 Ms Ngọc Nga

Dung dịch Adblue trên Ford Everest 2022

 Từ tháng 1/2022 theo quy định của Chính phủ,  các dòng xe ô tô lăn bánh tại Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5. Để đạt được tiêu chuẩn này Ford Everest 2022 có thêm màng lọc khí thải trên hệ thống ống xả của động cơ, hệ thống này sử dụng Công nghệ SCR và dung dịch AdBlue trên các mẫu xe sử dụng cơ động diesel, công nghệ này giúp giảm khí thải độc hại thải ra môi trường từ quá trình hoạt động của động cơ diesel.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI SCR LÀ GÌ?

SCR (Selective Catalytic Reduction) là một hệ thống công nghệ kiểm soát khí thải tích cực tiên tiến, đưa một chất làm giảm chất lỏng thông qua một chất xúc tác đặc biệt vào dòng xả của động cơ diesel. Nguồn khử thường dùng là dung dịch urê ô tô, còn được gọi là Diesel Exhaust Fluid ( dung dịch Adblue ). DEF thiết lập một phản ứng hóa học chuyển oxi nitơ thành nitơ, nước và một lượng nhỏ carbon dioxide (CO2) sau đó sẽ bị thải ra qua ống xả xe.

Công nghệ SCR được thiết kế để cho phép các phản ứng giảm nitơ oxit (NOx). trong đó DEF là chất khử có phản ứng với NOx để chuyển các chất ô nhiễm thành nitơ, nước và một lượng nhỏ CO2.

Hoạt động của hệ thống SCR

  • Hệ thống SCR phun tơi dung dịch vào trong đường ống khí thải xuyên suốt quá trình sử dụng vận hành. Toàn bộ quá trình sẽ được kiểm soát bằng hệ thống ECU với các cảm biến trên đường xả thải.
  • Hệ thống bắt đầu hoạt động khi ống xả khí thải ra môi trường vượt qua ngưỡng 200 độ C. Hệ thống cảm biến sẽ thông báo lượng khí thải là bao nhiêu để bắt đầu hoạt động bơm dung dịch Adblue từ thùng chứa hòa vào dòng khí thải.
  • Khi dung dịch Adblue được hòa lẫn vào, dòng khí thải sẽ đến hệ thống lọc tiếp theo hay còn được gọi là hệ thống tổ ong. Hệ thống cảm biến sẽ kiểm tra mức độ sạch của dòng khí thải và phun dịch dịch xử lý lần nữa trước khi đưa khí thải ra bên ngoài môi trường.
  • Nếu chất lượng khí thải ra môi trường vẫn chưa đảm bảo độ sạch liên tục trong khoảng thời gian dài, hệ thống sẽ tự động cảm biến thông báo về hộp đen của xe và thực hiện hành động khóa động cơ.

DUNG DỊCH ADBLUE LÀ GÌ?

Dung dịch AdBlue (DEF) là viết tắt của Diesel Exhaust Fluid tạm dịch là dung dịch xử lý khí thải động cơ. AdBlue là hợp chất không màu có thành phần 67,5% từ nước và 32,5% urê, không độc hại khi tiếp xúc với da người. AdBlue là dung dịch Urea có độ tinh khiết cao và được xử lý kim loại nặng gần như hoàn toàn.

VÌ SAO PHẢI DÙNG NƯỚC XỬ LÝ KHÍ THẢI ADBLUE?

Các tiêu chuẩn về khí thải vào môi trường ngày càng khắc khe hơn đối với các nhà sản xuất động cơ diesel. Chính vì vậy Hệ thống xỷ lý khí thải SCR là một phương pháp  hiệu quả để đưa động cơ diesel trên xe ô tô đạt tiêu chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn Euro 6 về khí thải. Nó được nhiều hãng động cơ trên thế giới sử dụng trên động cơ diesel của mình

CÁCH KIỂM TRA ĐỘNG CƠ CÓ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ADBLUE KHÔNG?

Nhiều người không hề biết hệ thống SCR đã được đã được lắp đặt trên chiếc xe của mình cho đến khi cảnh báo cần nạp thêm dung dịch xuất hiện trên bảng điều khiển. Vì hệ thống SCR không có ảnh hưởng gì đến việc vận hành bình thường của xe, không phải lúc nào bạn cũng nhận ra ngay chiếc xe của bạn đã được trang bị công nghệ này để giảm phát thải ra môi trường. Cụ thể, Ford Everest mới  sẽ có thêm một họng đổ dung dịch AdBlue màu xanh đặt cạnh họng nạp nhiên liệu.

Họng nạp dung dich adblue trên Ford Everest

 

Động cơ Diesel Turbo tăng áp

 Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều về tăng áp turbo khi đọc những thông tin liên quan đến xe hơi.Tuy nhiên, turbo tăng áp lại được áp dụng rất rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực xe hơi, nó còn được áp dụng trong lĩnh vực hàng hải, hàng không, xe máy, xe tải…

Turbo tăng áp là gì ?

Turbo tăng áp còn được gọi là Turbocharger nó là 1 thiết bị được vận hành bởi luồng khí thải của động cơ, làm tăng sức mạnh cho động cơ bằng cách bơm thêm không khí vào các buồng đốt.

Đốt cháy không chỉ bị giới hạn ở số lượng nhiên liệu được phun vào mà còn cả lượng không khí pha trộn với lượng nhiên liệu đó. Buộc (cưỡng ép) không khí đi vào khoang nạp khí của động cơ ở một áp lực cao hơn cho phép nhiều nhiên liệu được đốt cháy, và kết quả là cho ra hiệu suất cao hơn.

Chính vì sử dụng khí thải của động cơ để nén và đưa vào khoang nạp khí nên không khí được nén có nhiệt độ rất cao, khí được nén này sẽ có mật độ loãng và sẽ có những hiệu ứng không tích cực khi đưa trực tiếp vào động cơ, chẳng hạn như hiện tượng gõ máy.

Vì vậy, Turbocharger thường làm việc đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian để làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ. Bộ làm lạnh trung gian thường là bộ tản nhiệt đơn giản, thông qua bộ tản nhiệt này không khí nóng sẽ tỏa bớt nhiệt, tăng mật độ trước khi đốt. Bộ làm lạnh trung gian được đặt giữa Turbochager và khoang nạp khí.

Hiểu một cách đơn giản, Turbocharger bao gồm 2 phần chính là turbin và bộ nén, đó là 2 cánh quạt gắn trên một trục, mỗi quạt một đầu trục. Khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt, được gọi là turbine với mục đích để quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén, bộ nén này sẽ có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ.

Ưu điểm:

Tăng sức mạnh cho động cơ trong khi không tăng số lượng xi lanh cũng như dung tích, điều này dẫn đến ít tiêu hao nhiên liệu hơn.

Ví dụ: Điển hình nhất mà chúng ta thấy là hãng Ford của Mỹ đã sử dụng động cơ EcoBoost 1.0 lit 3 xi lanh tăng áp để đã thay thế cho động cơ 1.6 lit cũ trên một số dòng xe của họ, đem lại cùng một hiệu suất nhưng lại ít tốn nhiên liệu hơn.

Tác dụng tăng áp của turbo

Turbo sẽ có tác dụng tăng năng suất đốt cháy nhiên liệu và không khí của động cơ. Bằng cách nén không khí trong các ống xilanh. Điều này có thể giúp tăng năng suất của động cơ lên tới 30 – 40%.

Hiện nay, để chạy đua chiếm lĩnh thị trường và khách hàng, các hãng xe luôn tìm cách nâng cao năng suất của động cơ. Để đáp ứng được vấn đề này thì tăng áp turbo chính là giải pháp hiệu quả nhất. Không chỉ nâng cao được năng suất hoạt động mà còn giữ được thiết kế động cơ gọn nhẹ.

Cấu tạo của thiết bị tăng áp

Bộ turbo tăng áp bao gồm 2 phần chi tiết máy có dạng như vỏ con ốc sên được ghép với nhau. Phía bên trong mỗi chi tiết sẽ có một máy nén (turbin) hình cánh quạt và một trục nối 2 cánh quạt lại với nhau. Bộ tăng áp này được lắp thẳng vào cửa xả động cơ diesel. Nhằm lợi dụng luồng khí xả để quay hai turbin và nén luồng không khí sạch vào lại bên trong buồng đốt. Quá trình như thế cứ lặp lại liên tục khi động cơ hoạt động.

Tuy nhiên, vì turbo nhận trực tiếp khí xả khiến cho nhiệt độ của bộ tăng áp là cực kì lớn. Điều này làm cho không khí bị giãn nỡ, khiến cho lượng không khí vào buồng đốt bị giảm xuống. Để giải quyết vấn đề này, các nhà thiết kế đã lắp thêm tấm lưới tản nhiệt cho turbo tăng áp. Giúp cho luồng không khí đi vào buồng đốt được làm lạnh và co nhỏ lại.

Ngoài ra, hệ thống còn cần thêm một van xả nhằm giảm bớt lượng hơi dư thừa. Nếu không sẽ dẫn đến việc động cơ phát nổ do vượt ngưỡng áp suất chịu đựng.

Nguyên lý hoạt động

Bộ tăng áp turbo hoạt động theo nguyên lý đó là các turbo chính là hệ thống sinh áp lực. Khi turbo hoạt động, nó sẽ nén không khí vào trong buồng đốt của động cơ. Việc này giúp không khí được nén nhiều hơn vào trong xilanh động cơ. Đồng nghĩa với đó là nguyên liệu cũng được đưa nhiều hơn vào trong động cơ. Khi đó, mỗi kỳ nổ của động cơ sẽ sinh ra công suất lớn hơn so với công suất ban đầu của nó.

Turbo tăng áp kép là gì? 

Động cơ tăng áp Bi-Turbo được sáng chế dựa trên nền tảng của động cơ Turbo tăng áp đơn. Nó chính là động cơ gồm 1 turbo lớn và 1 turbo nhỏ, cùng với sự kết hợp với hai điểm làm mát khí nạp lớn và nhỏ. Hai turbo này có thể hoạt động độc lập để có thể tạo ra hiệu suất động cơ tối đa khi cần. Bi-Turbo tăng áp khiến momen xoắn của xe tăng nhanh khi xe di chuyển ở tốc độ thấp và nâng cao công suất khi di chuyển ở dải tốc độ cao.

Động cơ Bi-Turbo được áp dụng trên 2 dòng xe chính đó là Ford Everest và Ford Ranger mới với dung tích động cơ là 2.0L. Động cơ có công suất tối đa lên tới 213 HP và 500 Nm momen xoắn cực đại.

Động cơ tăng áp kép Bi-Turbo Trên Ford Everest

Ưu – nhược điểm của động cơ tăng áp kép Bi-Turbo

Ưu điểm: Tăng sức mạnh cho động cơ, tiết kiệm nhiên liệu.

Nhược điểm:

Những động cơ được trang bị turbo tăng áp phải sử dụng các piston và các trục khuỷu phải khỏe hơn so với các động cơ không trang bị Turbo. Vậy nên, nó đòi hỏi tính kỹ thuật và chi phí cao hơn.

Hệ thống làm mát cần phải lớn hơn bởi các Turbocharge sinh ra nhiệt bổ sung làm động cơ nóng hơn.

Các tuabin có thể quay trên 100.000 vòng/phút, thậm chí có thể lên tới 250.000 vòng/phút. Vậy nên, động cơ tăng áp Bi-Turbo đòi hỏi phải có một nguồn cung cấp dầu dồi dào cùng với một bơm dung dung tích lớn. Mà nhiệt độ chính là kẻ thù lớn nhất của dầu, nên khoảng thời gian thay dầu của các động cơ tăng áp sẽ đến sớm hơn so với động cơ không được tăng áp.

https://fordbinhdinh.net/mua/